Tôi đi xem kịch hông tốn tiền vì thế nên tôi may mắn là người được khóc miễn phí .Những giọt ngắn giọt dài qua vở kịch "Hãy khóc đi em " khiến tôi nhận ra rằng : KHÓC ĐƯỢC LÀ QUÁ ĐÃ , KHÓC ĐƯỢC LÀ SUNG SƯỚNG TỘT CÙNG .
Đã không ít lần đến với sân khấu kịch cùng anh Khánh , nhưng lần nào a hỏi có mang khăn giấy theo không tôi đều liếc ngắn liếc dài bảo cùng lắm thì kéo áo lên chùi . Không phải tự nhiên mà tôi nói thế , bởi lẽ tôi cho rằng nước mắt của mình thật hiếm hoi và ai đó muốn lấy nước mắt của tôi điều đó thật không đơn giản . Cho đến khi nhân vật Phương (Quang Thảo ) tạt xô nước giặt quần của Thắm lên người Hạnh , Đội quần của người vợ bé lên đầu để làm trò mua vui cho con trẻ tôi đã ngạt thở , nước mắt lưng chừng theo tiếng nắc nghẹn ngào .
Bạn thân yêu , tôi có thói quen ghi lại cảm xúc của chính mình , vì tôi sợ một ngày nào đó những biến cố của cuộc đời khiến tôi lãng quên những giá trị tinh thần mà tôi luôn hoài tìm kiếm . Nếu bạn có đôi chút quan tâm về vở kịch này bạn có thể tham khảo thêm ở trang web :www.hoangthaithanh.com . Riêng tôi , tôi chỉ trích dẫn một tóm lược về vở diễn này :
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc (dựa theo truyện ngắn "Trăng nơi đáy giếng" của Trần Thùy Mai)
Đạo diễn: Ái Như
Âm Nhạc: Trịnh Công Sơn - Duy Thoán
Thiết kế sân khấu: Kim B
Thực hiện trang trí: Nhóm Đình Vũ
Diễn viên tham gia: NSƯT Thành Hội, Thanh Thủy, Quang Thảo, Hồng Ánh, Ái Như, Nguyễn Long.
Nội dung vở diễn:
“Chim là của bầu trời, hình rơm là của cánh đồng, Phương là của Thắm, còn tôi, tôi không có gì cả…”
Câu nói rơi vào thinh không cùng sự cô đơn trống trải tràn lan, Hạnh ngồi đó trong căn nhà tịch mịch hiu quạnh bao bọc bởi ánh sáng ma mị. Người phụ nữ ấy đã vun vén, hy sinh gần như tất cả những gì mình yêu thương, tin cậy để rồi đến một ngày bỗng dưng nhận ra la` “mình không có gì cả”. Ngỡ tưởng rằng mọi thứ là do mình sắp đặt với mong ước rồi đây gia đình sẽ đầm ấm hơn với niềm vui trong mắt chồng, với tiếng trẻ thơ bi bô tập nói, nào ngờ, hạnh phúc chỉ là bóng trăng nơi đáy giếng… Hạnh sẽ chọn thực tại hay ẩn mình vào những ảo ảnh của quá khứ?
“Hãy Khóc Đi Em”, xin nước mắt rơi để trôi chảy đi những uẩn ức phải chịu đựng và dồn nén bấy lâu, để người phụ nữ này có thể trở về với thực tại và biết mình vẫn còn được che chở yêu thương…
Báo chí đã tốn không ít giấy mực để phân tích những tuyến nhân vật trong tác phẩm này , riêng bản thân tôi tôi không nghĩ mình đủ khả năng để dùng những con chữ đánh giá sự tuyệt vời ấy , không đủ tôi e là như thế .Thế nên tôi sẽ bõ qua hết những kỹ xảo sân khấu , lối diễn của người nghệ sĩ . Tôi muốn giới thiệu cùng bạn cái giá trị mà tôi đúc kết được sau vỡ diễn . Để rồi bạn cũng một lần như tôi bước chân vào hàng ghế khán giả , quan sát nỗi đau của Hạnh( nữ chính) để thấy rằng nỗi đau của cuộc đời mình có sá là gì khi đi tìm hạnh phúc nơi "Trăng soi đáy giếng " Tất nhiên vì đây ko phải là một bài phân tích nên những gì tôi viết nó là những gì tôi có được qua vở diễn , những gì gần gữi với tôi và vì thế nó chỉ thiêng về cá nhân tôi , cho nên đừng trách tôi nếu như một ngày nào đó khi xem vở diễn về bạn có cảm nhận khác tôi , bạn nhé . Thật khó để bạn hình dung , thế nên tôi chỉ nói về những nhận định riêng mình :
1.Lòng Tin :
Tôi và một người bạn của mình vừa mới sáng nay thôi còn tranh cãi với nhau về lòng tin . Tôi bảo tôi tin bạn , bạn bảo tôi rằng tôi đang tin chính bản thân mình .Những lập luận của bạn luôn đúng vì lòng tin của tôi là có cơ sở .
Hạnh cũng như tôi , đặt hết lòng tin và tình thương yêu cho chồng mình. Người phụ nữ luôn hy sinh cho chồng , thậm chí chấp nhận cưới vợ bé để cho chồng thoát cơn ú ớ đêm khuya vì mặc cảm không sinh được con , đến cao trào là tự viết lên đơn ly dị để bảo vệ danh tiếng cho chồng có cơ sở lắm chứ khi chồng cô luôn là người đàn ông chuẩn mực .
Nào ngờ đâu , một vở kịch được lồng trong một vở kịch .
Và khi ta đã đặt lòng tin sai chỗ , niềm tin yêu bị chà đạp. Người chồng chuẩn mực kia đánh rơi chiếc mặt nạ nhanh chóng hoá thân thành một kẻ đam mê xác thịt , sống giả trá tham lam thì người phụ nữ gần như hoá điên vẫn ôm chiếc nào năm nào chồng mặc như níu kéo những hơi ấm còn sót lại dưới mái nhà xưa . Phương đã chết trong Hạnh , nhưng hình rơm kia có phải là hiện thân của sự cố chấp không muốn từ bỏ niềm tin ? Phải chăng trong tận cùng tuyệt vọng thì tình yêu vẫn cho ta một lời bào chữa cho những lỗi lầm của đối phương? Phải chăng đi hết tận cùng nỗi đau ta vẫn thấy yêu thương là kẻ đồng hành ? Và cái thứ chấp cánh cho tình yêu ấy chính là lòng tin , dù đôi khi ta đã đặt sai vị trí .
2. Những chiếc mặt nạ :
Tôi hay hoá thân thành nhiều tôi , khi tiếp xúc với nhiều loại người . Khi ấy tôi cho rằng mình đang đeo mặt nạ . Tôi khinh bỉ thằng nào con nào đang nhếch miệng cười rằng tôi là đồ dối trá , bởi nó có khác gì tôi , ai mà chẳng phải đeo mặt nạ trong đời.
Vì thế , Dù Phương có đeo hàng nghìn hàng trăm cái mặt nạ tôi vẫn không cho rằng anh có gì đáng trách . Khi con người ta qua quen thuộc với sư cung phụng thì những hệ luỵ xảy ra trong cuộc sống đó là điều tất yếu.Đừng lên án họ. Nhưng cái mặt nạ mà Phương đeo lên để diễn cho tròn vai với Hạnh thì thật là khó chấp nhận. Người ta thường bảo nhau rằng , vợ chồng sống với nhau không có tình cũng có nghĩa , nào đâu 10 năm mặn nồng ái ân được đền đáp băng cái mặt nạ mang tên : Sự toan tính _ xếp đặt trong tình yêu .
Tôi từng bảo với một người rằng , mọi toan tính thủ đoạn trong tình yêu điều phải trả giá , và đến bây giờ tôi vẫn tin vào điều đó .
3.Đừng quá nhẫn tâm với bản thân mình :
Ai đó đã bảo rằng sự hy sinh và chịu đựng không bao giờ là vô nghĩa .
Tôi đồng ý .
Nhưng khi sự hy sinh và chịu đựng đấy vượt quá giới hạn của bản thân thì nó trở thành tội ác . Tội ác với chính bản thân mình .
Cái ngày Hạnh ép chồng mình ăn nằm với cô gái đẻ thuê , Phương đã thốt lên :: Em đừng ác với mình như vậy !" Và một người như tôi ngồi dưới hàng ghế khán giả như tôi cũng thốt lên rằng , đừng nhẫn tâm với mình như vậy Hạnh ơi ....
Vẫn biết rằng cuộc đời không có giá như , nhưng giá như mà Hạnh và Hướng đừng quá nhẫn tâm với bản thân mình thì bi kịch tình yêu đã không xảy ra với họ . Và người xem như tôi không phải chạy về nhà mà nước mắt vẫn lưng chừng .
4. Hãy Khóc Đi Em :
Hãy khóc hãy khóc đi em
Giòng nước mắt sẽ bay trong trời
Làm cơn mưa ướt trên chăn gối
Lời cỏ cây hát trên da người
Hãy khóc đi em cuối cuộc tình
còn đâu những mặn nồng
Hãy khóc hãy khóc đi em
có còn gì
Tình đã mất đường về
Hãy khóc hãy khóc đi em
Hãy khóc đi em
Tiếng nhạc cất lên khi vở kịch kết thúc, một bản nhạc Trịnh như bao bản nhạc Trịnh khác , và em ơi em hãy khóc đi .
Cuộc đời nay có ai mà không có nỗi đau phải không em ?Em hãy khóc đi và bừng tỉnh dậy . Đừng đày đoạ mình trong những ám ảnh của quá khứ , hãy giải thoát nỗi buồn, vì ta và "em" vẫn phải tồn tại . Hạnh đã nấc lên trong vòng tay Hướng ,Hãy khóc đi em , còn anh đây , người anh trai của em _ người hùng năm xưa đã hoàn thành sứ mệnh chở che cho cô gái của mình , dẫu là một lần anh lại nén nỗi đau vào đời.
Đấy bạn thấy không , những người đang yêu nhau , những người đã chia xa , những ai đã yêu và từng bị phụ bạc hãy tin đi , đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn một người luôn hướng về bạn với tất cả thương yêu, miễn là bạn còn biết thương yêu .
Cảm ơn Ekip thực hiện vỡ diễn đã cho tôi một lần được khóc , cảm ơn anh Khánh đã cho em hiểu giá trí của việc giải thoát nỗi đau . Và những người bạn của UU , UU hy vọng các bạn có một lần trải nghiệm cùng Hãy Khóc Đi Em để thấy rằng nỗi đau của cuộc đời minh` chỉ là trăng rơi nơi đáy giếng .
Viết tặng sinh nhật anh yêu ^^ !
UyênUyên , 5.1.13.